Đái tháo đường, kể cả đái tháo đường thai kỳ đang ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng. Đái tháo đường lâu ngày sẽ dẫn tới nhiều biến chứng gây nguy hại cho cơ thể đặc biệt là ở tim, thận, mắt và thần kinh. Vì vậy chẩn đoán sớm Đái tháo đường có ý nghĩa đặc biệt trong việc phòng ngừa biến chứng. Xét nghiệm HbA1C đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm, theo dõi hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh đái tháo đường.
1. Bản chất của xét nghiệm xét nghiệm HbA1c
Xét nghiệm HbA1c là xét nghiệm máu dùng để kiểm tra lượng glucose gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu. Người mắc đái tháo đường hoặc các bệnh làm tăng lượng đường trong máu sẽ có lượng glucose gắn với hemoglobin nhiều hơn.
Bản chất của xét nghiệm HbA1c chính là xác định nồng độ phần trăm hemoglobin bị glycosyl trong tổng số hemoglobin để đánh giá nồng độ glucose trong máu trong khoảng thời gian 2-4 tháng trước đó
2. Xét nghiệm HbA1c nên được thực hiện khi nào?
Chỉ định thực hiện xét nghiệm HbA1c sẽ tùy thuộc vào loại đái tháo đường, khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân nhưng được khuyến cáo tiến hành 2-4 lần mỗi năm. Khi lần đầu chẩn đoán đái tháo đường thì những lần xét nghiệm tiếp theo có thể thường xuyên hơn nếu bác sĩ thấy khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân không tốt. Xét nghiệm HbA1c có thể được dùng với mục đích chẩn đoán và sàng lọc trong khám sức khỏe định kỳ hoặc nghi ngờ mắc đái tháo đường vì bệnh nhân có các dấu hiệu của tăng nồng độ glucose máu như:
- Khát nước, tiểu nhiều
- Mệt mỏi, mờ mắt
- Nhiễm trùng lâu lành
>>Có thể bạn muốn biết: Chỉ số HbA1c là gì? Và cách kiểm soát chỉ số đường huyết
>> Xem thêm: Chỉ số đường huyết thay đổi như thế nào trong 1 ngày?
3. Kết quả của xét nghiệm HbA1c
Kết quả của xét nghiệm HbA1c sẽ được phân thành các mức độ như sau:
- Bình thường: dưới 5,7%
- Tiền đái tháo đường (nguy cơ đái tháo đường): 5,7- 6,4%
- Đái tháo đường: trên 6,5%
Đây là kết quả được đọc với người xét nghiệm HbA1c phục vụ cho chẩn đoán, đối với hầu hết người trưởng thành không mang thai, hoặc mắc tiểu đường type 2 thì mục tiêu hướng tới mức HbA1c là dưới 7%
Một số bệnh lý có thể làm tăng nồng độ HbA1c nhưng kết quả lại vấn nằm trong phạm vi bình thường như: hội chứng Cushing, u tủy thượng thận, hội chứng buồng trứng đa nang.

4. Các trường hợp chỉ số HbA1c bất thường cần lưu ý
4.1 HbA1c có thể tăng cao trong các trường hợp sau
- Tăng nồng độ glucose máu
- Bệnh nhân đái tháo đường mới được chẩn đoán hoặc kiểm soát bệnh kém
- Suy thận mạn, thiếu máu, thiếu sắt hoặc nghiện rượu
- Ngộ độc chì
4.2 HbA1c có thể giảm trong các trường hợp sau
- Thiếu máu mãn tính
- Thời gian sống của hồng cầu ngắn trong các bệnh lý như: thiếu máu tan máu, hồng cầu hình liềm, thalassemia
- Sau truyền máu, sau cắt lách hoặc sau khi dùng lượng lớn vitamin C và E
- Phụ nữ mang thai

Bệnh nhân có thể an tâm vì đây là xét nghiệm không cần chuẩn bị gì đặc biệt, không phải ngừng ăn trước xét nghiệm và có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày thậm chí sau bữa ăn. Một số trường hợp có thể ngưng thuốc điều trị đái tháo đường trước khi làm xét nghiệm, thời gian làm xét nghiệm mất khoảng 1 giờ.
Cùng tìm hiểu về nhịp tim và huyết áp
Tìm hiểu thêm về tăng huyết áp
Chia sẻ thêm về tăng huyết áp
Đọc và hiểu thêm về điều trị tiểu đường thai kỳ
Như thế nào là chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
Xem thêm cơn đau thắt ngưc
Xem thêm về thức ăn dành cho người tiểu đường
Tìm hiểu thêm phối hợp thuốc huyết áp