Thông thường khi đau thắt ngực bên trái thường khiến người ta nghĩ ngay đến bệnh tim mạch. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau thắt ngực bên trái. Mức độ hoặc cường độ của chứng đau này phụ thuộc vào nguyên nhân gây triệu chứng đau này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích về căn bệnh trên đấy.
Trong số những người được thăm khám thì có nhiều nguyên nhân làm đau thắt ngực bên trái nhưng nguyên nhân do bệnh tim với tỷ lệ cao nhất đến từ tổn thương ở thành ngực và cuối cùng thấp nhất là các bệnh viêm phổi, hở van động mạch chủ chiếm tỷ lệ thấp.

Các nguyên nhân gây đau thắt ngực bên trái:
Nguyên nhân đau thắt ngực bên trái liên quan đến tim:
- Nhồi máu cơ tim: Khi tim không được bơm máu đủ sẽ gây tổn hại và giết chết các tế bào trong tim. Cơn đau nhói kéo dài cũng sẽ lan đến lưng hoặc cánh tay trái, kèm theo toát mồ hôi, khó thở và buồn nôn.
- Đau thắt ngực: Tình trạng ngực đau sẽ khiến nhiều động mạch bị tắc giảm lưu lượng máu vào tim. Điều này hay thấy trong bệnh động mạch vành và có triệu chứng giống như suy tim. Nó không gây tổn thương tim tuy nhiên lại khiến gia tăng khả năng đau tim.Trong trường hợp khác, cơn đau ở bên trong của lồng ngực sẽ trở nên trầm trọng hơn khi tập luyện hoặc bị stress.
- Viêm màng ngoài tim: Là hiện tượng màng bao quanh tim bị viêm. Nó gây nên cảm giác đau ở dưới xương ức và bên trong của lồng ngực. Một số triệu chứng của tình trạng này là đau đầu, ho, sưng ngực, nhịp tim nhanh, khó thở và sốt nhẹ.
- Cơ tim phì đại: Là cơ tim căng một cách đột ngột, làm khó thở và tức ngực trái khi vận động gắng sức.
- Hở van hai lá: Van tim không đóng mở đúng cách có thể bị tức ngực kèm theo choáng váng và hồi hộp.
- Viêm cơ tim: Tình trạng viêm cơ tim gây tức ngực trái kèm theo khó thở. Bóc giãn động mạch vành. Nếu một động mạch của tim bị tắc nó sẽ gây nên cảm giác đau ngực dữ dội lan tỏa từ sau lưng, vai và bụng dưới.
- Các cục máu đông do xơ cứng làm tắc nghẽn động mạch, máu không đi vào tim kịp khiến cho bệnh lý về tim mạch dẫn đến đau thắt ngực bên trái.

Nguyên nhân đau thắt ngực bên trái liên quan đến phổi:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hen suyễn có thể gây đau nhức ngực kèm theo thở rít và khó thở.
- Nhiễm trùng ngực, áp xe phổi hoặc viêm phổi có thể gây đau nhức ngực, sốt và cảm cúm, đôi khi kèm theo ho đàm.
- Viêm màng phổi có thể gây đau nhức ngực dữ dội khi bạn ho hay thở.
- Thuyên tắc phổi là có các khối máu đông trong phổi làm tức ngực và khó thở.
- Tăng áp động mạch phổi cũng gây đau thắt ngực bên trái như vậy.
Một số nguyên nhân khác:
- Các vấn đề đường ruột bao gồm đầy bụng, khó tiêu, bệnh túi mật, viêm niêm mạc thực quản hay viêm dạ dày, loét dạ dày và tá tràng, thoát vị đĩa đệm, ung thư tuyến tụy có thể gây đau ngực dữ dội, nhức đầu diễn ra sau khi ngồi hoặc nằm xuống.
- Chấn thương xương và các cơ khớp như căng cứng cơ bên trái hoặc gãy xương vai trái cũng làm đau thắt ngực bên trái. Cơn đau nhức ngực xuất hiện khi ngồi hay làm việc nhiều và có thể giảm khi nghỉ.
- Chấn thương dây thần kinh, co cơ chèn dây thần kinh và cũng có thể gây đau thắt ngực bên trái.
- Căng thẳng cũng có thể được xem là một yếu tố gây đau vùng ngực và chỉ ra khi kích thích hoặc phấn khích quá độ.
Đau thắt ngực bên trái
Phải làm gì khi xảy ra các cơn đau thắt ngực bên trái?
Trong một vài trường hợp đau tức ngực được gây nên bởi tập luyện, làm việc gắng sức hoặc bị xúc động mạnh thì triệu chứng sẽ biến mất không lâu sau đó khi bệnh nhân nghỉ hợp lý. Tuy nhiên, đối người bệnh mạch vành, nếu cơn đau thắt ngực với dấu hiệu lan kèm theo một số triệu chứng ra nhiều mồ hôi, khó thở, đầu óc quay cuồng, buồn nôn thì cần làm theo những bước sau:
- Ngay lập tức dừng tất cả việc đang thực hiện, có thể đứng yên, ngồi xuống hay nằm yên nghỉ ngơi.
- Dùng thuốc giảm đau nhức ngực dạng tiêm hay ngậm dưới lưỡi theo đúng liều và hướng dẫn của bác sỹ, người bệnh không được tự sử dụng thuốc.
- Nếu quan sát thấy cơn đau nhức ngực không giảm mà còn có biểu hiện nặng thêm người bệnh cần ngay lập tức phải đưa vào viện đề kịp thời điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau này.
Một số biện pháp phòng ngừa chứng bệnh đau ngực trái hiệu quả tại nhà.
Thực hiện lối sống khoa học, nghỉ ngơi điều độ:
- Người bệnh có thể kiểm soát được tình trạng đau thắt ngực thông qua việc thực hiện lối sống hợp lý, khoa học, cụ thể là:
- Ngưng hoàn toàn hoặc giảm uống bia, rượu, cà phê, các chất cồn, hút thuốc, . ..
- Tránh lao động nặng, giảm stress, lo âu,… Thay vào đó, bạn nên duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái và có chế độ ăn uống lành mạnh.
- Không nên thức khuya và ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng/ngày) .
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao, ít nhất 3 lần/tuần với thời gian khoảng 30 – 40 phút mỗi lần. Một số bộ môn như bơi lội, thiền, yoga, chạy bộ, đạp xe,… là những gợi ý tốt nhất với bạn, tránh các bài tập nặng, có tính cạnh tranh.
- Việc luyện tập thể dục để cải thiện sức khỏe là điều vô cùng quan trọng, giúp phòng chống chứng đau tức ngực giữa hiệu quả
- Chú ý tư thế ngồi, đứng, nằm, đi lại,…
- Không nên để cơ thể bị cảm nắng và tránh tắm khuya.

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày hợp lý, an toàn:
- Không nên sử dụng những loại thức ăn có chứa dầu, mỡ như các món thịt xông khói, thực phẩm chiên rán, phủ tạng động vật, . ..) . Đặc biệt, các bệnh nhân đau ngực khó thở vì bệnh tim mạch, huyết áp nên tránh ăn mặn, không được dùng thêm chất béo và tinh bột.
- Tăng cường sử dụng những loại rau màu xanh tươi như bắp cải, súp lơ, rau bina,… trong thực đơn hàng ngày.
- Nên dùng nhiều trái cây tươi, một số loại đậu, hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt hướng dương, quả óc chó,…

Như đã nói, đau thắt ngực bên trái không chỉ là triệu chứng cảnh báo bệnh tim mạch nghiêm trọng, mà còn là dấu hiệu nhận biết ban đầu của nhồi máu cơ tim, và một số căn bệnh nghiêm trọng khác. Chính vì thế, khi phát hiện các triệu chứng đau thắt ngực bên trái bất thường, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để khám, tìm nguyên nhân và có hướng xử trí kịp thời, đúng đắn.