Bầu 34 tuần là giai đoạn mẹ bầu sắp bước vào giai đoạn lâm bồn. Chính vì thế, mẹ cần chú ý trong mọi hoạt động để không ảnh hưởng đến em bé. Ở giai đoạn này, thai nhi đang phát triển rất nhanh để sẵn sàng chào đời. Có lẽ nhiều mẹ tò mò muốn biết thai nhi 34 tuần phát triển như thế nào, bầu 34 tuần nặng bao nhiêu, thai nhi tuần 34 đã sinh được chưa?… Hãy cùng chúng mình tìm hiểu bài viết này nhé.

Bầu 34 tuần là mấy tháng?
Mang bầu 34 tuần có nghĩa là mẹ đã bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ, chỉ còn 4 – 6 tuần nữa là em bé đã chào đời.
Thai nhi 34 tuần nặng bao nhiêu?
Bé đã nặng khoảng 2.2 kg và dài khoảng 45 cm khi thi phụ mang thai đủ 34 tuần. Nếu bây giờ bé ra đời, bé sẽ không cần chăm sóc đặc biệt nữa và đã có thể tự hô hấp rồi. Tuy nhiên, có khả năng bé sẽ có chút vấn đề với việc bú sữa.
Ngoài ra, mẹ cũng cần quan tâm đến một số chỉ số cơ bản của thai tuần thứ 34:
🔹Đường kính lưỡng đỉnh của em bé (BPD): khoảng từ 79mm-91mm, trung bình là 85mm
🔹Chiều dài xương đùi của thai nhi (FL): khoảng từ 60mm-72mm, trung bình là 65mm
🔹Chu vi vòng bụng của em bé (AC): khoảng từ 277mm – 326mm, trung bình là 302mm
🔹Chu vi vòng đầu của em bé (HC): khoảng từ 297mm – 33mm, trung bình là 315mm.
Sự thay đổi của thai nhi khi mẹ bầu 34 tuần
🔹Ruột của bé chứa đầy phân, một hợp chất nhầy dính như nhựa, màu đen, và chất này sẽ khiến ruột hoạt động lần đầu tiên trong đời vào giai đoạn thai nhi 34 tuần. Một số em bé sẽ thải số phân này ngay trong bụng mẹ, và điều này có nghĩa là bé có chút vấn đề. Nếu tình huống này xảy ra, nước ối sẽ bị bẩn và chuyển từ màu trong sang màu pha xanh. Nếu bạn bị vỡ ối và bạn biết được điều này, bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn.
🔹Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp, và sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi em bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có thể đã bắt đầu chúi xuống vùng xương chậu của bạn.
🔹Ở tuần 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. Không còn đủ không gian trong tử cung để xoay trở nhiều, và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu đến giờ mà em bé vẫn chưa chịu nằm chúc đầu xuống, thì bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn.

Chăm sóc sức khỏe của mẹ bầu 34 tuần
Trầm cảm trước khi sinh
khi mang thai, tâm sinh lý của mẹ thay đổi rất nhiều. Mẹ nhạy cảm hơn, hay lo lắng vì những bất tiện trong thai kỳ hoặc thiếu sự quan tâm, chăm sóc từ những người xung quanh. Nếu để tình trạng này kéo dài, nguy cơ mẹ bị trầm cảm là rất cao. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm vì có khoảng 10 – 15% các mẹ khi mang thai bị trầm cảm. Lời khuyên dành cho mẹ là hãy mở lòng nếu như mẹ cần sự giúp đỡ. Để yên tâm hơn, mẹ có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có những biện pháp chữa trị kịp thời.
Những vấn đề về mắt
Khi thai nhi 34 tuần tuổi, mắt của mẹ sẽ có triệu chứng khô và khá nhạy cảm. Lời khuyên là mẹ nên mang theo thuốc nhỏ mắt và kính râm để có thể bảo vệ đôi mắt luôn khỏe nhé.
Luyện tập thể thao

Mẹ bầu 34 tuần có thể tham gia các lớp yoga, đi bơi hoặc chạy bộ để tăng cường việc tuần hoàn máu và endorphin. Việc tập thể dục cũng giúp mẹ có giấc ngủ ngon và giảm bớt những cơn mệt mỏi.
Chế độ ăn uống của mẹ
Mẹ nên lưu ý về lượng muối nạp vào cơ thể trong bữa ăn hàng ngày. Một lượng vừa đủ trong các món ăn sẽ giúp cân bằng việc điều tiết dịch lỏng trong cơ thể cũng như hạn chế lượng natri không tốt cho con. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều muối sẽ không tốt cho cả mẹ lẫn bé và khiến cơ thể phù nhiều hơn. Để hạn chế, mẹ nên tránh xa các món ăn nhẹ có muối và kiểm soát lượng muối trong mỗi bữa ăn bằng cách nêm từ từ đến khi món ăn đạt đến độ mặn vừa đủ.
Chúng mình hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ bầu tích lũy thêm được những kiến thức về sự phát triển khi bà bầu 34 tuần tuổi. Chúc chị em chúng mình luôn vui vẻ trong suốt giai đoạn mang thai nhé.
Ngoài sự phát triển của bầu 34 tuần, mời các mẹ bầu tìm hiểu thêm về sự phát triển của thai nhi, sự thay đổi của mẹ bầu và những điều cần lưu ý dành riêng cho bà bầu trong các tuần cuối thai kỳ tiếp theo:
___________________________________________________________
Cùng tìm hiểu về thai 19 tuần
Tìm hiểu thêm về bầu 32 tuần
Chia sẻ thêm về thai 6 tháng
Đọc và hiểu thêm về thai 5 tháng
Như thế nào là bổ sung canxi cho bà bầu
Xem thêm biểu hiện mang thai tuần đầu
Xem thêm về bầu 8 tuần
Tìm hiểu thêm nằm ngửa bụng cứng khi mang thai
Hiểu thêm về thai 26 tuần